Thuật ngữ và từ nguyên Người_Hán

Bản đồ các nhóm ngôn ngữ dân tộc ở Trung Hoa (người Hán được bôi màu nâu gỗ)

Tên gọi "Hán" xuất phát từ nhà Hán, một triều đại kế tiếp của nhà Tần tồn tại trong thời gian ngắn và đã thống nhất Trung Quốc. Chính trong thời kỳ nhà Tần và nhà Hán thì các bộ lạc của Trung Hoa đã bắt đầu cảm thấy rằng họ thuộc về cùng một nhóm dân tộc, so sánh với các dân tộc khác xung quanh họ. Ngoài ra, nhà Hán đã được xem là đỉnh điểm của nền văn minh Trung Hoa, có khả năng mở rộng sức mạnh và ảnh hưởng đến Trung ÁĐông Bắc Á và có thể so sánh ngang hàng với Đế quốc La Mã về dân số và lãnh thổ.

Trong một số người Hán ở phương Nam, một thuật ngữ khác tồn tại trong nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Quảng Đôngtiếng Hẹtiếng Mân Nam, thì thuật ngữ "Đường nhân" (Tángrén 唐人, có nghĩa là "người Đường"), tiếng Việt trước đây ở Nam bộ gọi người gốc Hoa là chú "Thoòng". Thuật ngữ này xuất phát từ một triều đại khác của Trung Quốc là nhà Đường vốn xem là một đỉnh cao văn minh khác của nền văn minh Trung Hoa. Thuật ngữ này vẫn còn tồn tại trong một số tên gọi mà người Hán dùng để đặt cho phố Tàu: 唐人街 (Tángrénjiē), có nghĩa "Phố của người Đường".

Một thuật ngữ khác thường được dùng bởi Hoa kiều hải ngoại là "Hoa nhân" (giản thể: 华人; phồn thể: 華人; bính âm: huárén), xuất phát từ "Trung Hoa" (giản thể: 中华; phồn thể: 中華; bính âm: zhōnghuá), một tên chữ của Trung Quốc. Thuật ngữ Hán thì thường được người Hán ở Trung Quốc đại lục, Đài Loan và người gốc Hán ở nước ngoài sử dụng để chỉ những gì thuộc về văn hóa và dân tộc của mình.